Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Bảo đảm hô hấp cho người bệnh:
+ Tránh tình trạng giảm oxy máu-mệt cơ.
+ Phát hiện sớm các biến chứng, xử trí kịp thời.
+ Đề phòng phù phổi cấp trở lại.Bảo đảm nuôi dưỡng người bệnh đầy đủ, đúng quy cách. Duy trì cân bằng nước và điện giải. - Chống nhiễm khuẩn.
- Giúp người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Chống tắc mạch.
II. Chuẩn bị
1. Người bệnh:
- Giải thích cho người bệnh.
- Người bệnh hôn mê cần có người phụ giúp.
- Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.
2. Người thực hiện:
Bác sĩ, Y tá- điều dưỡng đầy đủ trang phục y tế.
3. Nơi thực hiện:
Tại giường bệnh.
4. Dụng cụ:
- Dây thở oxy – bình ẩm oxy.
- Bóng mask, bóng Ambu.
- Ong NKQ các cỡ + bộ đèn NKQ + dụng cụ cấp cứu.
- Canun MKQ các cỡ + bộ dụng cụ MKQ cấp cứu.
- Hộp đèn NKQ – dây truyền MKQ cấp cứu.
- Ông thông hút đờm nhiều cỡ.
- Bơm kim tiêm các loại.
- Máy hút.
- Máy thở Monitor
- Dây garô: 03 cái
- Thuốc: hộp’chống phù phổi cấp gồm:
+ Morphin + Lasix
+ Cedilanid 0,4mg (digoxin)
Một số thuốc khác:
+ Aminophylin 0,24
+ Dobutrex 250mg
+ Dopamin 200mg
+ Naloxon
+ Heparin dự phòng nếu là bệnh van tim.
III. Các bước tiến hành
1. Bảo đảm hô hấp cho người bệnh:
- Đặt người bệnh ở tư thế ngồi thẳng, 2 chân để thõng.
- Ngừng truyền dịch, truyền máu nếu nghi ngờ là nguyên nhân gây phù phổi cấp.
- Thở oxy liều cao 6-8 lít/phút qua ống thông mũi hoặc 100% qua mặt nạ oxy
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Nếu tình trạng người bệnh không cải thiện (sau 20 phút nếu Sp02 vẫn dưới 80%) cần can thiệp thông khí nhân tạo với oxy 100% trong giờ đầu, phải bảo đảm cho người bệnh được thông khí tốt vói phương thức thích hợp (theo chỉ định bác sĩ).
- Theo dõi sự thích ứng của người bệnh đối với máy thở chú ý các dấu hiệu: xanh tím, vã mồ hôi, huyết áp tăng hoặc tụt, mạch nhanh, thở chống máy.
- Tiến hành: hút đờm đúng kĩ thuật mỗi lần hút không quá 20 giây. Nếu không đỡ báo bác sĩ điều trị để xử lí.
- Theo dõi liên tục bằng monitor, phát hiện sớm các biến chứng để xử lí kịp thời.
2. Bảo đảm nuôi dưỡng người bệnh tối thiểu:
- Ngày 25calo/kg cân nặng. Tuỳ thuộc nguyên nhân để có chế độ ăn thích hợp.
- Nguyên nhân tại thận: không ăn nhiều protid, muối.
- Người bệnh có bệnh tim mạch: hạn chế muối.
3. Duy trì cân bằng nước điện giải:
- Duy trì bilan (-)
- Tăng cường bài niệu (tuỳ thuộc nguyên nhân gây phù phổi cấp).
- Hạn chế dịch truyền: phụ thuộc tĩnh mạch trung tâm (TMTT)
- Thể tích dịch vào (đối với người bệnh có đặt catheter TMTT) = thể tích nước tiểu hôm trước + 500ml(ở người lớn).
4. Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân:
Bảo đảm cho người bệnh luôn luôn được sạch sẽ.
5. Tiêm heparin, fraxiparin theo chỉ định của bác sĩ.
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Mức độ xanh tím của da và môi.
- Mạch, huyết áp
- Nước tiểu về số lượng, màu sắc có thể đỏ máu do dùng quá liều heparin.
- Điện tâm đồ.
- Nhịp thở tự nhiên.
- SpO2
- Đo các khí trong máu để kịp thời báo bác sĩ nếu xét nghiệm bất thường.
- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.
V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
- Thường xuyên giải thích động viên để người bệnh an tâm điều trị, không mất bình tĩnh. Cho người bệnh uống thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ.
- Thông báo cho người nhà người bệnh biết tình hình bệnh trong phạm vi có thể.