Ghi điện tâm đồ

I. MỤC ĐÍCH

Ghi điện tâm đồ là ghi lại hình ảnh hoạt động điện học của tim nhằm giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh có kết quả.

II. CHỈ ĐỊNH

  1. Chẩn đoán rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
  2. Chẩn đoán phì đại cơ nhĩ, cơ thất.
  3. Chẩn đoán rối loạn dẫn truyền.
  4. Chẩn đoán các rối loạn điện giải.
  5. Theo dõi máy tạo nhịp tim.
  6. Chẩn đoán tử vong.

III. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh

  • Thông báo, giải thích cho người bệnh biết về cách tiến hành kỹ thuật, giải thích kỹ thuật không gây đau, không ảnh hưởng đến cơ thể.
  • Hướng dẫn người bệnh bỏ các vật dụng kim khí trong người ra.
  • Nếu người bệnh kích thích vật vã hoặc trẻ nhỏ khó tự điều khiển thì cần dùng thuốc an thần.
  • Người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi ghi điện tâm đồ.
  • Hướng dẫn người bệnh nằm yên tĩnh, nằm ngửa thoải mái, mắt nhìn vào 1 điểm.

2. Phương tiện

  • Máy điện tâm đồ có đủ dây dẫn và bản điện cực.
  • Có hệ thống dây dẫn tốt.
  • Các chất dẫn điện (paste) hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
  • Gạc để lau bẩn trên da người bệnh trước khi gắn điện cực và lau chất dẫn điện sau khi ghi.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1  Nối dây đất ở máy vào vị trí nào đó có phần kim loại tiếp xúc với mặt đất.
2  Nối nguồn điện vào máy, bất máy thấy chắc chắn điện đã vào.
3  Đặt người bệnh tư thế nằm thuận tiện cho việc thực hiện. Bộc lộ phần cổ tay, cổ chân cần thiết cho việc gắn điện cực.
4  Dùng gạc lau da người bệnh và bôi chất dẫn điện vào bán điện cực, sau đó đặt bán điện cực lên cổ tay, cổ chân (mặt trong).
5  Lắp các dây chuyền đạo ngoại vi vào bản cực, sao cho dây có màu đỏ ở cổ tay phải, vàng ở cổ tay trái, xanh ở cổ chân trái và đen ở cổ chân phải.
6  Bộc lộ phần ngực, lau da và bôi chất dẫn điện vào vị trí trên da, chuyển đạo trước tim.
7  Vị trí đặt điện cực thăm dò của 6 chuyển đạo trước tim thông dụng (từ V1 đến V6).:

  • V1: khoảng liên sườn 4 bên phải, sát bờ xương ức.
  • V2: khoảng liên sườn 4 bên trái, sát bờ xương ức.
  • V3: điểm giữa thẳng nối V2 với V4.
  • V4: giao điểm của đường dọc đi qua điểm giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim ( nếu không xác định được vị trí mỏm tim thì lấy khoảng liên sườn 5 trái).
  • V5: Giao điểm của đường nách trước với đường ngang đi qua V4.
  • V6: giao điểm của đường nách giữa với đường đi ngang qua V4, V5.
8  Thử test trước khi ghi điện tâm đồ, v/d 1mV =10mm, bình thường chạy tốc độ 25 mm/giây (nếu chạy 10mm/giây: các phức bộ ngắn, nếu chạy 50-100 mm/giây: các phức bộ chậm, giãn ra). Hướng dẫn người bệnh thở đều, có thể nhắm mắt lại.
9  Bật máy, ghi điện tâm đồ. Trong quá trình ghi. Điều chỉnh kim sao cho vị trí đầu kim luôn ở giữa giấy.
10  Ghi xong các chuyển đạo, cho giấy chạy quá vài ô rồi tắt máy.
11  Tắt máy, tháo các điện cực.
12  Lau sạch chất dẫn điện trên người của người bệnh, mặc áo cho người bệnh.
13  Ghi lên đoạn giấy tên họ người bệnh, tuổi, ngày giờ ghi.
14 Cắt, dán kết quả vừa đo vào phiếu theo dõi điện tim.
15 Thu dọn máy, lau chùi các bản điện cực, đặt máy vào vị trí cũ.

V. ĐÁNH GIÁ GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO

  • Tình trạng của người bệnh sau khi ghi điện tâm đồ
  • Ngày giờ ghi điện tâm đồ.

VI. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH

Tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế trong quá trình ghi điện tim.

VII. AN TOÀN NGƯỜI BỆNH

  • Nhận định đúng người bệnh trước khi thực hiện.
  • Có hệ thống dây đất tốt.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *