Kinh nghiệm khi đặt kim luồn

Với tình hình số lượng bệnh nhân đến thăm khám ngày càng nhiều thì công việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân là một khối  lượng công việc tương đối lớn và vất vả. Để thuận tiện cho việc đưa thuốc vào cơ thể người bệnh và chăm sóc trong điều trị thì việc đặt kim luồn để giữ Vein cho bệnh nhân là hấu như rất nhiều. Mà việc dùng kim trong bộ dây truyền để truyền cho bệnh nhân trong điều trị không phải là không có những tai biến xảy ra, có thể sẽ bị chệnh Vein do bệnh nhân cử động, làm cho việc giữ vein trở lên khó khăn. Sau nhiều năm công tác , chúng tôi thấy rằng biện pháp dùng kim luồn để lưu kim trong điều trị  là 1 biện pháp an toàn và hiệu quả.

Ngoài việc thực hiện đúng các qui trình  về tiêm, truyền theo đúng qui định của Bộ và Sở Y tế, chúng tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trong việc đặt Vein, lưu kim cho bệnh nhân.

1. CHỌN VEIN:

– Ưu tiên các vein to, rõ, không nằm ở vị trí gập khuỷu.

– Vị trí chích vein không có vết tổn thương da, chỗ đã chích kim lâu ngày trước đó hoặc phù nề.

– Không chích ở bên chi bị liệt hoặc có cầu tay chạy thận.

– Một số bệnh nhân khó tìm thấy vein có thể sử dụng Đèn soi tĩnh mạch TDlite để hỗ trợ lấy vein chính xác hơn.

2. SÁT KHUẨN:

Có 2 cách:

– Theo hình xoắn ốc, từ trong ra ngoài, rộng ra 5cm.

– Từ dưới lên, sát khuẩn ở giữa – đi theo chỗ tiêm, sát khuẩn bên xa – gần, rộng ra 5cm.

– Đảm bảo vi khuẩn không đi từ vùng đã sát khuẩn vào vùng chưa sát khuẩn.

3. CHỌN KIM:

– Nếu có nhiều loại kim trong khoa để lựa chọn, các bạn nên chọn kim phù hợp với bệnh nhân:

+ Mạch nhỏ: chọn kim nhỏ, sắc để giúp kim vào lòng mạch dễ dàng, giảm thiểu chích trật vein, gây phù đau cho bn.

+ Mạch to: chọn kim to hơn [nhưng đừng bao giờ lấy kim quá to như 22G trở lên nhé!].

4. TƯ THẾ:

– Lót gối hoặc khối xốp chắc chắn dưới vị trí chích, có thể kê ngang tầm tay của mình sẽ giúp mình thuận tiện thao tác hơn.

– Khi chích, người điều dưỡng có thể ngồi – nhưng đừng ngồi xổm hay đứng cúi người, dễ gây mất thẩm mỹ. Lấy ghế ngồi để chích ngang giường bệnh, vừa dễ dàng thao tác, vừa tạo được thiện cảm, thân thiện hơn cho bn.

5. THAO TÁC:

– Căng da: Khi căng da, dùng ngón cái của tay không thuận để căng thẳng xuống dọc theo đường vein, không được căng lệch sang sẽ rất dễ chích trật vein.

Đối với người già, các thành mạch không còn được vững chắc như ở người trẻ, độ đàn hồi của tĩnh mạch giảm, rất dễ vỡ mạch nên khi căng da, cần căng dứt khoát.

Với những người tĩnh mạch chìm thì có thể cảm nhận vein = cách ấn nhún nhẹ nhàng, tìm cảm giác mềm, dai hoặc để giúp vein nổi lên, các bạn có thể cho bn gập duỗi khuỷu tay nhiều lần khi đã cột garrot nhằm dồn máu về vein cần chích.

– Chích kim: nên đặt kim góc độ so vs da thấp – 10 hoặc 15 độ để dễ dàng thao tác hơn, giảm nguy cơ trật vein.

Căng da, đâm kim dứt khoát.

+ Ở người già: vein mỏng manh, dễ vỡ nên khi chích, căng da dứt khoát, chích nhanh. Khi thấy máu không trào ra thì nên rút và chích lại. Nếu tiếp tục rút nòng, đẩy nòng hoặc rút kim ra vô sẽ gây vỡ mạch ngay. BN sẽ rất đau đớn.

+ Ở trẻ em: dùng kim thật nhỏ vì mạch của con nít cũng rất mỏng manh. Khi chích, đặt góc độ thật thấp, có thể gần ngang bằng mặt da, đẩy dứt khoát nhưng không quá nhanh, kim sẽ dễ đi lệch hoặc quá sâu vào phần thịt phía dưới thì rút ra kiểm tra sẽ không thấy có máu. Tuy nhiên, trước lúc chích cho bé, bạn hãy sát khuẩn thật kỹ, tìm vein thật kỹ, để xác định đúng hướng đi của kim khi chích vào, nhằm giảm nguy cơ hư vein cho bé.

– Thấy máu trào ra rồi, nên cố định đầu kim thật kỹ để khi rút nòng, kim không bị tuột ra. Có thể cố định bằng băng keo cá nhân hoặc 1 miếng gòn vô khuẩn rồi dán bằng urgo.

– RÚT NÒNG KIM: Rút ra hẳn, không rút rồi lại đẩy vào! Do nòng kim là nòng sắt, đẩy vào rút ra có thể làm đứt đoạn ống kim luồn, và nó sẽ trôi theo dòng máu, có thể gây ra tắc mạch.

* Lưu ý: Nếu rút không khéo, có thể khiến máu văng ra xung quanh, chảy tứ tung ra sàn, ra giường, để tránh điều này, các bạn nên ước lượng vị trí đầu kim, dùng 3 ngón tay chặn đè chặt ở vị trí đó – không cần thiết phải đè quá chặt đâu, chỉ cần vừa đủ nhằm giữ máu không tiếp tục chảy ra là được. Sau đó, tay còn lại rút nòng ra, tránh để máu dính trên nòng văng lung tung. Rút nòng xong, gắn nối với dây dịch truyền rồi mới thả 3 ngón giữ ra.

6. CỐ ĐỊNH:

– Che đầu kim bằng băng keo cá nhân. Cố định chắc 2 cánh bướm.

– Cố định vững chắc giữ cho kim không bị tuột và tránh vi khuẩn xâm nhập vào chỗ tiêm.

– Có thể cố định như trong hình hoặc dán làm sao cho gọn, đẹp mà không dễ bung.

– Nếu có dây dịch truyền, nhằm giữ cho dây không cọ sát vào da gây tổn thương, các bạn có thể lấy 1 miếng băng keo cuộn [urgo], đặt lên dây dịch truyền, bóp sao cho dây dịch nằm gọn trong miếng băng keo đó rồi dán 2 cánh thừa còn lại lên tay bn thì vừa chắc lại vừa không bị cọ xát.

* Chú ý:

– Hãy chuẩn bị các dụng cụ thật kỹ càng để tránh lúng túng khi đang làm.

– Hãy tự tin vào thao tác của mình.

– Tập trung thật tốt vào đôi tay của mình – thao tác thật chuẩn.

– Hộp gòn vô trùng có thể dùng tay bốc gòn, nhưng bốc viên nào, gọn viên ấy, không được nắm viên gòn trong lòng bàn tay, mà chỉ được cầm gòn ở một mặt và cầm chắc bằng 2 – 3 ngón tay, sát khuẩn bằng mặt vô khuẩn còn lại.

– Để tránh bị băng keo dính, bạn có thể tháo găng sau khi cố định đầu kim rồi tiếp tục cố định cánh bướm và đuôi kim.

Theo Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đức Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *