Kỹ thuật chăm sóc người bệnh mở khí quản

I. MỤC ĐÍCH

  • Giữ đường thở luôn được thông thoáng.
  • Đảm bảo vết mở khí quản không bị nhiễm khuẩn và phòng ngừa nhiễm nhuẩn hô hấp dưới.
  • Đảm bảo người bệnh được thở không khí ẩm.

II. CHỈ ĐỊNH

Tất cả các trường hợp người bệnh có mở khí quản.

III. CHUẨN BỊ

  1. Người bệnh: 

  • Giải thích, động viên người bệnh trước khi chăm sóc.
  • Nếu người bệnh hôn mê nặng cần có người trợ giúp.
  • Nhận định mức độ người bệnh trước khi làm
  • Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện cho việc chăm sóc.

      2. Dụng cụ:

*Vô khuẩn:

Bộ thay băng chuẩn gồm:

  • 2 kềm, 1 kéo
  • Gòn, gạc
  • 2 chén chung (1 chén đựng nước muối, 1 chén đựng dung dịch sát khuẩn)
  • Ống tiêm 5cc
  • Dây cột
  • 2 ống hút đàm, găng tay vô khuẩn
  • 1 chai nước cất 100cc

*Dụng cụ sạch:

  • Máy hút có điều chỉnh áp lực
  • 1 kềm sạch
  • Bồn hạt đậu
  • Băng keo
  • Ống nghe

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1  Soạn đầy đủ dụng cụ. Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh.
2  Chào người bệnh – Báo và giải thích nếu người bệnh tỉnh.
3  Cho người bệnh nằm tư thế thuận tiện cho việc chăm sóc
4  Nghe phổi.
5  Tăng oxy lên 100%.
6  Rửa tay, có thể rửa bằng dung dịch rửa tay nhanh
7  Mang găng tay vô khuẩn một chiếc.
8  Hút đàm đúng kỹ thuật. Tráng ống hút với nước cất, lặp lại động tác cho tới khi sạch đàm.
9  Gỡ mí băng keo.
10  Tháo găng tay.
11  Nghe phổi lại sau khi hút đàm.
12  Rửa tay nhanh.
13  Mang găng tay sạch.
14  Mở mâm vô khuẩn, sắp xếp lại dụng cụ trong mâm thuận tiện cho việc chăm sóc.
15  Dùng kềm sạch gắp băng dơ.
16  Rửa mặt trên ống mở khí quản (MKQ).
17  Lau khô, sát trùng lại.
18  Rửa xung quanh chân MKQ ( từ xa đến gần ).
19  Lau khô, sát trùng.
20  Thay dây cố định canule MKQ, sát trùng lại phần ống MKQ, chỗ dây cột, và vùng da nơi dây cũ đè lên ( sát trùng rộng ra 5cm).
21  Đắp gạc che chân MKQ, dán băng keo.
22  Đắp gạc ẩm ( nước cất hoặc NaCl 0.9%) lên trên ống mở khí quẩn để tránh dị vật rơi vào khí quản và làm ẩm không khí  trước khi vào phổi.
23  Kiểm tra lại bóng chèn.
24  Tháo găng tay – Rửa tay.
25  Giúp bệnh nhân nằm lại tiện nghi.
26  Dọn dẹp dụng cụ – Rửa tay, ghi hồ sơ.

Nếu có chỉ định thay ống trong của ống mở khí quản:

  • Mời bác sĩ đứng bên cạnh theo dõi.
  • Vặn chốt giữ ống trong của ống mở khí quản. Rút ống trong ra, rửa sạch, hút sạch đàm dãi, đặt ống trong vô khuẩn vào trở lại.

V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO

  • Nhận định và báo cáo những biến cố đã xảy ra khi chăm sóc (nếu có).
  • Viết phiếu chăm sóc điều dưỡng: ngày giờ chăm sóc, tính chất đàm, tình trạng vết mở khí quản, phản ứng người bệnh, tên điều dưỡng chăm sóc.
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

VI. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH

  • Hướng dẫn người bệnh cách tập thở, tập vận động nếu người bệnh tự vận động được.
  • Thay đổi tư thế cho người bệnh thường xuyên để tránh các biến chứng như : xẹp phổi, loét,…
  • Chế độ ăn : Hướng dẫn người bệnh và người nhà cho người bệnh ăn đảm bảo đủ calo.
  • Khuyên người bệnh và người nhà người bệnh không được tự can thiệp vào các kỹ thuật về chuyên môn y tế như tự hút đàm, sờ tay vào ống mở khí quản, tự cho ăn,…)
  • Cung cấp cho người bệnh giấy, viết ( nếu người bệnh tỉnh) để giúp người bệnh giao tiếp.

VII. AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH

  • Quan sát, theo dõi tình trạng hô hấp của người bệnh trong suốt thời gian chăm sóc
  • Thao tác phải thật nhẹ nhàng, tranh làm di dộng ống mở khí quản gây kích thích, gây sát.
  • Phải cột dây buộc ống mở khí quản mới an toàn trước khi tháo bỏ dây buộc cũ.
  • Đắp gạc ẩm (nước cất hoặc NaCl 0,9%) lên trên ống mở khí quản  để tránh dị vật rơi vào khí quản và làm ẩm không khí trước khi vào phổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *