Nội dung bài viết
I. MỤC ĐÍCH
– Làm thông khí đạo, giúp người bệnh dễ thở
– Tránh các biến chứng về đường hô hấp
II. CHỈ ĐỊNH
– Người bệnh nhiều đàm nhớt, không tự khạc được.
– Trẻ em hôn mê, co giật.
– Người bệnh có đặt nội khí quản, khia khí quản.
III. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh
– Nhân định tình trạng hô hấp (Khó thở/Đang thở máy/Đang đặt nội khí quản)
– Tính chất đàm (Ít/nhiều, đặc/loãng)
– Bệnh lý đi kèm
2. Dụng cụ
– Chai nước cất vô khuẩn 100ml
– Gạc
– Ống hút đàm (01 cho mũi miệng, 01 cho nội khí quản hoặc khai khí quản)
– Cỡ ống hút: Người lón: 12-18F, trẻ sơ sinh: 5-8F, trẻ lớn: 8-10F
– Máy hút
– Găng tay (1 chiếc vô khuẩn và 1 chiếc sạch)
– Bao rác y tế và rác sinh hoạt
– Giấy lót hoặc khăn lông (nếu cần)
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
STT | HÚT MŨI – MIỆNG |
1 | Mang khẩu trang, rửa tay |
2 | Soạn đầy đủ dụng cụ |
3 | Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh, kiểm tra máy hút |
4 | Chào người bệnh |
5 | Báo và giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc sắp làm |
6 | Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp |
7 | Gắn đuôi ống huts vào dây nối an toàn |
8 | Mang găng (1 vô trùng và 1 sạch) |
9 | Trải giấy lót ở cổ hoặc ngực người bệnh |
10 | Bật máy hút, hút nước thử máy |
11 | Hút mũi: Bấm ống lại, đưa ống hút nhẹ nhàng vào mũi đến hầu. |
12 | Thả tay ra, vừa xoay ống vừa rút từ từ ống ra |
13 | Quan sát sắc diện người bệnh |
14 | Hút nước tráng ống, tiếp tục hút đến sạch
+ Mỗi lần hút không quá 15 giây, tổng thời gian hút không quá 5 phút. + Áp lực hút: Người lớn: -80 → -120 mmHg, trẻ em: -50 → -75 mmHg |
15 | Hút ở miệng: Đưa ống hút vào miệng và tiếp các bước 12, 13, 14 |
16 | Tháo găng tay và xử lý găng tay đúng cách – Rửa tay |
17 | Cho người bệnh nằm lại tư thế tiện nghi |
18 | Dọn dẹp dụng cụ, máy hút |
HÚT NỘI KHÍ QUẢN – KHAI KHÍ QUẢN | |
1 | Tăng Oxy len 100% trong vòng 3 phút trước khi hút |
2 | Tiến hành thứ tự các bước trên từ 1 → 10 |
3 | Bấm ống lại, đưa ống hút nhẹ nhàng vào ống nội khí quản (hoặc khai khí quản) |
4 | Thả tay ra, vừa xoay ống vừa rút từ từ ống ra |
5 | Hút nước tráng ống, tiếp tục hút đến sạch
+ Mỗi lần hút không quá 15 giây, tổng thời gian hút không quá 5 phút + Áp lực hút: Người lớn -80 → -120 mmHg, Trẻ em: -50 → -75 mmHg |
6 | Tiến hành thứ tự các bước tiếp theo từ 15 → 18 |
V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO
– Theo dõi tính chất đàm, số lượng, màu sắc… Ghi vào bảng ghi chú điều dưỡng
– Báo cáo bác sĩ những dấu hiệu bất thường (chảy máu,…)
VI. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH
– Hướng dẫn người bệnh và gia đình đặt người bệnh nằm tư thế thích hợp, đảm bảo lưu thông hô hấp.
– Động viên người bệnh uống nhiều nước (nếu tỉnh)
VII. AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH
– Theo dõi tình trạng người bệnh, diễn biến trong quá trình hút.
– Sử dụng ống hút 1 lần
– Sử dụng hút đàm kín cho người bệnh thở máy với PEEP (Thể tích khí cản ở phế nang cuối kỳ thở ra) ≥ 10, người bệnh SARS, H1N1, lao,…
– Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn