Kỹ thuật hút đàm

I. MỤC ĐÍCH

– Làm thông khí đạo, giúp người bệnh dễ thở

– Tránh các biến chứng về đường hô hấp

II. CHỈ ĐỊNH

– Người bệnh nhiều đàm nhớt, không tự khạc được.

– Trẻ em hôn mê, co giật.

– Người bệnh có đặt nội khí quản, khia khí quản.

III. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh

– Nhân định tình trạng hô hấp (Khó thở/Đang thở máy/Đang đặt nội khí quản)

– Tính chất đàm (Ít/nhiều, đặc/loãng)

– Bệnh lý đi kèm

2. Dụng cụ

– Chai nước cất vô khuẩn 100ml

– Gạc

– Ống hút đàm (01 cho mũi miệng, 01 cho nội khí quản hoặc khai khí quản)

– Cỡ ống hút: Người lón: 12-18F, trẻ sơ sinh: 5-8F, trẻ lớn: 8-10F

– Máy hút

– Găng tay (1 chiếc vô khuẩn và 1 chiếc sạch)

– Bao rác y tế và rác sinh hoạt

– Giấy lót hoặc khăn lông (nếu cần)

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

STT HÚT MŨI – MIỆNG
1 Mang khẩu trang, rửa tay
2 Soạn đầy đủ dụng cụ
3 Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh, kiểm tra máy hút
4 Chào người bệnh
5 Báo và giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc sắp làm
6 Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp
7 Gắn đuôi ống huts vào dây nối an toàn
8 Mang găng (1 vô trùng và 1 sạch)
9 Trải giấy lót ở cổ hoặc ngực người bệnh
10 Bật máy hút, hút nước thử máy
11 Hút mũi: Bấm ống lại, đưa ống hút nhẹ nhàng vào mũi đến hầu.
12 Thả tay ra, vừa xoay ống vừa rút từ từ ống ra
13 Quan sát sắc diện người bệnh
14 Hút nước tráng ống, tiếp tục hút đến sạch

+  Mỗi lần hút không quá 15 giây, tổng thời gian hút không quá 5 phút.

+ Áp lực hút: Người lớn: -80 → -120 mmHg, trẻ em: -50 → -75 mmHg

15 Hút ở miệng: Đưa ống hút vào miệng và tiếp các bước 12, 13, 14
16 Tháo găng tay và xử lý găng tay đúng cách – Rửa tay
17 Cho người bệnh nằm lại tư thế tiện nghi
18 Dọn dẹp dụng cụ, máy hút
HÚT NỘI KHÍ QUẢN – KHAI KHÍ QUẢN
1 Tăng Oxy len 100% trong vòng 3 phút trước khi hút
2 Tiến hành thứ tự các bước trên từ 1 → 10
3 Bấm ống lại, đưa ống hút nhẹ nhàng vào ống nội khí quản (hoặc khai khí quản)
4 Thả tay ra, vừa xoay ống vừa rút từ từ ống ra
5 Hút nước tráng ống, tiếp tục hút đến sạch

+ Mỗi lần hút không quá 15 giây, tổng thời gian hút không quá 5 phút

+ Áp lực hút: Người lớn -80 → -120 mmHg, Trẻ em: -50 → -75 mmHg

6 Tiến hành thứ tự các bước tiếp theo từ 15 → 18

V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO

– Theo dõi tính chất đàm, số lượng, màu sắc… Ghi vào bảng ghi chú điều dưỡng

– Báo cáo bác sĩ những dấu hiệu bất thường (chảy máu,…)

VI. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH

– Hướng dẫn người bệnh và gia đình đặt người bệnh nằm tư thế thích hợp, đảm bảo lưu thông hô hấp.

– Động viên người bệnh uống nhiều nước (nếu tỉnh)

VII. AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH

– Theo dõi tình trạng người bệnh, diễn biến trong quá trình hút.

– Sử dụng ống hút 1 lần

– Sử dụng hút đàm kín cho người bệnh thở máy với PEEP (Thể tích khí cản ở phế nang cuối kỳ thở ra) ≥ 10, người bệnh SARS, H1N1, lao,…

– Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *