Làm lành dạ dày – Nguyên tắc quan trọng trong hỗ trợ điều trị viêm loét – vi khuẩn HP

Bên cạnh việc giảm đau, yếu tố làm lành cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày HP+. Bởi lẽ, khi niêm mạc khoẻ mạnh, chức năng dạ dày khôi phục thì khả năng tái phát và tái nhiễm HP cũng giảm.

Ý nghĩa của việc làm lành niêm mạc khi bị viêm loét – HP dạ dày

Theo TS. BS Nguyễn Thị Quỹ – Phó Chủ tịch Hội tiêu hoá Hà Nội: “Với các bệnh về viêm loét dạ dày, bao gồm cả viêm trợt dạ dày, viêm xung huyết, viêm hang vị, viêm loét bờ cong lớn bờ cong nhỏ… dù có hay không có vi khuẩn HP thì chúng ta vẫn cần hướng tới mục tiêu lớn nhất là làm lành niêm mạc dạ dày. Nếu niêm mạc dạ dày lành lặn, khỏe mạnh thì sự hiện diện của vi khuẩn Hp không phải là vấn đề đáng lo ngại nữa.”

Tập trung vào việc làm lành niêm mạc sẽ giúp người bệnh viêm loét dạ dày có kết quả bền vững hơn, hạn chế nguy cơ tái phát và nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó, với những trường hợp nhiễm khuẩn HP, việc làm lành niêm mạc dạ dày cũng làm mất môi trường lý tưởng để chúng tiết độc tố.

Tập trung làm lành vết loét sẽ hạn chế được tác động của khuẩn HP đến dạ dày

Các phương pháp làm lành dạ dày cho người bị viêm loét – nhiễm khuẩn HP

Sử dụng thuốc

Trong điều trị bệnh viêm loét HP dạ dày, có 4 nhóm thuốc chính thường được sử dụng:

– Thuốc giảm tiết acid: Nhóm thuốc này gồm thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton đều có khả năng làm giảm hoạt động tiết acid của dạ dày.

– Thuốc kháng acid: Giúp trung hòa acid được tiết ra trong dạ dày, nâng độ pH của dạ dày lên gần mức 4, tạo điều kiện có lợi cho việc tái tạo niêm mạc.

– Thuốc tạo màng bọc: Khi đi vào dạ dày, thuốc tác dụng với acid và tạo ra chất nhầy keo, bao bọc lấy thành dạ dày, giúp bảo vệ ổ loét tạm thời khỏi tác động của acid.

– Thuốc kháng sinh diệt HP: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP – tác nhân trực tiếp gây viêm loét dạ dày.

Thay đổi lối sống

Chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm loét, hỗ trợ niêm mạc dạ dày phục hồi và lành lại. Theo đó, người bệnh nên:

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm giảm tiết acid như bánh mì, gừng, yến mạch…

– Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, hút thuốc lá.

– Ăn thức ăn được nấu chín nhừ và dễ tiêu để không gây áp lực lên dạ dày, tránh tối đa các món ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ hoặc gia vị mạnh.

– Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, giảm thiểu tối đa căng thẳng và lo âu.

– Vận động hàng ngày, tập luyện thể thao đều đặn.

Theo suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *