Quy trình đặt ống thông hậu môn

I. ĐẠI CƯƠNG / ĐỊNH NGHĨA

Là kỹ thuật đặt ống thông vào hậu môn giúp làm giảm áp lực trong ống tiêu hóa.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Trong trường hợp trướng bụng, tăng áp lực trong ống tiêu hóa (sau soi đại tràng không hút hơi hết, …)
  • Để chuẩn bị tháo lồng ruột ở trẻ em.

III CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tổn thương ở hậu môn, trực tràng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện  
  • Điều dưỡng, kỹ thuật viên.
2. Phương tiện  
  • Ống thông hậu môn: 01 chiếc
  • Găng tay sạch: 02 đôi
  • Băng dính
  • K – Y hoặc parafin
  • Gạc sạch: 01 gói
  • Tấm nilon: 01 cái
3. Người bệnh  
  • Động viên, giải thích cho người bệnh mọi việc sắp làm để người bệnh yên tâm và hợp tác. Nếu người bệnh hôn mê phải giải thích cho người nhà. Nếu người bệnh là trẻ em cần phải giải thích với bố mẹ của trẻ.
4. Hồ sơ bệnh án 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ 
2. Kiểm tra người bệnh 
3. Thực hiện kỹ thuật 
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng trái, chân trên co vào bụng, chân dưới duỗi thẳng.
  • Lót tấm nilon dưới mông người bệnh.
  • Bôi trơn đầu ống thông bằng K – Y hoặc Parafin (1 đoạn khoảng 5 cm)
  • Thăm hậu môn trực tràng bằng tay trước khi đặt ống thông hậu môn để phát hiện các bất thường: khối u, lỗ dò hậu môn…
  • Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái banh hai bên hậu môn, đồng thời bảo người bệnh rặn nhẹ, tay kia cầm ống thông nhẹ nhàng đưa vào hậu môn theo hướng hậu môn – rốn sau đó theo hướng hậu môn – cột sống.
  • Cố định ống thông hậu môn bằng băng dính.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
  • Tình trạng bụng: có đỡ trướng không.
  • Tổn thương niêm mạc trực tràng hậu môn: người bệnh đau hậu môn, chảy máu. Khi đưa ống thông hậu môn vào mà thấy vướng, có sự cản trở thì phải dừng lại và rút  ống thông ra ngay.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Khi thấy người bệnh đau hậu môn hoặc chảy máu thì rút ống thông ra ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *