Xét nghiệm chỉ số Axit Uric (Acid Uric)

Tìm hiểu về Acid Uric và chỉ số Acid Uric

Acid Uric là một hợp chất được cơ thể tạo ra trong quá trình chuyển hóa các chất đạm có nhân purin (được tìm thấy nhiều trong phủ tạng động vật, cá biển, bia, rượu,…), sau đó chúng được hòa tan vào trong máu, đưa đến thận rồi được đào thải qua đường nước tiểu.

Khi chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến cơ thể tăng tổng hợp acid uric hoặc do chức năng của thận suy giảm hay do sử dụng một số loại thuốc làm giảm đào thải acid uric làm cho lượng acid uric trong máu tăng cao.

Ở người bình thường, giới hạn chỉ số Acid Uric trong máu ở các đối tượng (phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, độ tuổi, giới tính) cụ thể như sau:

  • Nam: 2.5-8 mg/dL
  • Nữ: 1.9–7.5 mg/dL
  • Trẻ em: 3-4 mg/dL.

Bất kỳ nguyên nhân nào làm giảm hoặc tăng chỉ số này ngoài mức giới hạn đều có thể tác động xấu đến cơ thể.

Xét nghiệm chỉ số acid uric được thực hiện như thế nào?

Chỉ số acid uric là kỹ thuật đơn giản, được thực hiện thông qua xét nghiệm máu. Tuy nhiên để có kết quả chính xác, không bị nhiễm thì kỹ thuật đòi hỏi các yêu cầu sau:

– Xét nghiệm được thực hiện vào buổi sáng, bệnh nhân cần nhịn ăn trước đó ít nhất 4 giờ. Vì nồng độ acid uric bị ảnh hưởng bởi chế ăn nhiều purin. Và vào buổi sáng, nồng độ acid uric lắng đọng tốt nhất

– Sau khi lấy mẫu máu sẽ cho vào ống nghiệm có chứa chất chống động sau đó ly tâm và tiến hành xét nghiệm.

– Kết quả được trả về sau 1 tiếng

Mẫu máu được lấy ngoài dùng để xét nghiệm nồng độ acid uric máu cũng có thể được dùng đồng thời để đánh giá công thức máu, tỷ prothrombin…

Chỉ số Acid Uric phản ánh điều gì?

Các bệnh liên quan khi chỉ số acid uric cao

– Bệnh Gout. Tăng acid uric máu là một trong những yếu tố nguy cơ rõ ràng cho sự hình thành bệnh gout. Tuy nhiên, đây không phải tiêu chuẩn duy nhất để chẩn đoán bệnh gout, còn các dấu hiệu đi kèm khác đó là sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác.

– Suy thận mạn tính

– Sỏi thận

– Một số bệnh di truyền

Các bệnh liên quan khi chỉ số acid uric thấp

  • Hội chứng SIADH gây ra do rối loạn hormone tuyến thượng thận, gây tiểu nhiều và hạ natri máu.
  • Bệnh Xanthin niệu là dạng rối loạn di truyền chuyển hoá do thiếu xanthine oxidase là enzym xúc tác oxy hóa xanthin thành acid uric.
  • Bệnh Wilson một rối loạn di truyền do đồng tích tụ trong cơ thể.
  • Hội chứng Fanconi chủ yếu do di truyền, thường gặp ở những trẻ mới sinh uống nước nhiều, tiểu nhiều…
  • Bệnh to đầu chi (Acromegaly) có đặc điểm tiết quá mức hormone tăng trưởng GH, thường do u tuyến yên.
  • Bệnh ruột non bất dung nạp gluten (bệnh Celiac) xảy ra khi cơ thể nhạy cảm với gluten, ảnh hưởng chủ yếu ở ruột non, nơi chứa thức ăn sau khi rời dạ dày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *